XỬ LÝ VẾT NỨT KHÔ
1. Vật liệu và dụng cụ thi công
1.1 Vật liệu
– Chất kết dính gốc nhựa Epoxy hai thành phần DC® 101.
– Nhựa bơm keo Epoxy hai thành phần DC® 102.
1.2 Dụng cụ
– Máy bơm keo áp lực SL-500.
– Kim bơm keo TC-A10 (14x100mm).
– Máy đục cầm tay.
– Máy cắt cầm tay.
– Máy thổi bụi.
2. Các bước triển khai thi công
2.1 Chuẩn bị mặt bằng
[/col][/row] [row][col span=”6″ span__sm=”12″][ux_image id=”688″ height=”75%”][/col] [col span=”6″ span__sm=”12″][ux_image id=”689″ height=”75%”][/col][/row]HÌNH ẢNH MINH HỌA VẾT NỨT KHÔ
– Kiểm tra chiều dài vết nứt, tiến hành vệ sinh sạch sẽ vị trí cần khoan.
– Khoan tạo lỗ D14 bằng máy khoan cầm tay sâu 10 ÷ 15cm dọc theo mạch thấm, vết nứt với mật độ 15 ÷ 25cm/lỗ, khoan zích zắc chéo qua mạch thấm, mũi khoan phải xuyên qua vết nứt, lỗ khoan cách mạch thấm 5 ÷ 10cm, chéo góc 45 độ (hoặc khoan thẳng tùy hiện trạng). Vệ sinh lỗ khoan bằng máy thổi bụi.
– Chiều sâu của vị trí khoan tối đa 1/2 chiều dày bê tông để đạt hiệu quả bơm đầy và đều vào vết nứt.
– Cắt dọc vết nứt tạo khe chữ V kích thước 1x1cm, nếu là vết nứt xuyên thấu thì cũng cắt mặt bên kia vết nứt theo khe chữ V kích thước 1x1cm và vệ sinh sạch vết cắt.
– Lắp kim bơm keo TC-A10 vào lỗ đã khoan, vặn theo chiều kim đồng hồ cho đến khi kim bơm bám chặt vào bê tông.
– Trám kín bề mặt vết nứt đã cắt bằng DC® 101.
[row][col span=”6″ span__sm=”12″][ux_image id=”690″][/col] [col span=”6″ span__sm=”12″][ux_image id=”691″][/col][/row]HÌNH ẢNH MINH HỌA KHOAN BÊ TÔNG TẠO LỖ VÀ GẮN KIM BƠM
2.2 Công tác bơm keo.
– Sau khoảng 2 ÷ 4h kiểm tra bề mặt DC® 101 đã khô cứng hoàn toàn, tiến hành bơm keo DC® 102 vào bên trong vết nứt. Khi bơm cần chú ý các yêu cầu sau:
+ Bơm bắt đầu từ 1 điểm.
+ Theo dõi áp lực khi bơm bằng cách nhìn vào đồng hồ đo áp lực của máy bơm keo.
+ Nên thực hiện bơm theo áp lực từ thấp đến cao. Điều này cho thời gian vật liệu để chảy vào các khoảng trống của vết nứt.
+ Bơm chậm áp lực thấp hiệu quả hơn so với bơm nhanh áp lực cao.
+ Một mũi bơm thành công khi thấy áp lực đã đạt cao (100bar) hoặc vật liệu bị chảy ra từ mũi tiêm hoặc vết nứt.
+ Phương pháp này nên được lặp đi lặp lại cho tất cả các kim bơm.
[row][col span=”6″ span__sm=”12″][ux_image id=”692″ height=”75%”][/col] [col span=”6″ span__sm=”12″][ux_image id=”693″ height=”75%”][/col][/row]HÌNH ẢNH MINH HỌA BƠM KEO, TRÁM VÁ VỨT NỨT
2.3 Công tác hoàn trả mặt bằng.
– Tháo kim sau 4 ÷ 6h, trám vá lỗ kim bằng DC® 101.
– Mài vệ sinh vết nứt và vật liệu dư thừa bằng máy mài cầm tay, cắt trám hoàn thiện bề mặt trên sàn của vết nứt bằng DC® 101 nếu cần thiết.
[ux_image id=”954″][ux_image id=”956″]HÌNH ẢNH MINH HỌA XỬ LÝ VẾT NỨT KHÔ