CHỐNG THẤM BỂ NƯỚC NGẦM: BỂ XLNT, BỂ TỰ HOẠI
1. Vị trí thi công
– Thi công chống thấm bể XLNT, bể tự hoại.
2. Vật liệu sử dụng
– Lớp lót: DC® EP Primer – Sơn lót Epoxy thẩm thấu.
– Lớp phủ: DC® Epotar FN – Sơn phủ Epoxy hai thành phần kháng hóa chất.
a. Đặc điểm kỹ thuật vật liệu
– DC® Epotar FN là sơn Epoxy hai thành phần, dùng để sơn bảo vệ bề mặt bê tông của bể xử lý nước thải công nghiệp, nền sàn công nghiệp hoặc thiết bị có yêu cầu chịu tải trọng, kháng mài mòn, kháng hóa chất đặc biệt ở mức độ trung bình đến vừa phải.
DC® EP Primer
Sơn lót Epoxy thẩm thấu
– Vật liệu được dùng để chống thấm và bảo vệ cho các hạng mục: Kho chứa hóa chất, các bồn chứa có yêu cầu cao về khả năng chống mài mòn, chống ăn mòn hóa học, chống xâm thực, … với những ưu điểm: Kháng mài mòn, kháng hóa chất bền vững trong môi trường xâm thực; Cường độ cao, liên kết tốt, chống nứt, chống bong tróc.
b. Thông số kỹ thuật vật liệu
– Đóng gói/dạng/màu sắc | : | 24kg/bộ (A+B). Thành phần A: 19,2kg/can – Màu trắng. Thành phần B: 4,8kg/can – Màu ánh vàng |
– Tỷ lệ trộn | : | A:B = 4:1 theo khối lượng |
– Cường độ bám dính | : | ≥ 1,5Mpa |
– Độ bền va đập | : | ≥ 65 |
– Khả năng chịu dd nước muối 3% ngâm trong 240h | : | Màng sơn không bị phồng rộp |
– Khả năng chịu dd NaOH 5% ngâm trong 168h | : | Màng sơn không bị phồng rộp |
– Khả năng chịu dd axit H2SO4 5% ngâm trong 24h | : | Màng sơn không bị phồng rộp |
c. Định mức sử dụng
– Lớp lót: DC® EP Primer: 0,1 ÷ 0,2 kg/m2/1 lớp. Thi công 1 lớp.
– Lớp phủ: DC® Epotar FN: 0,3 ÷ 0,4 kg/m2/1 lớp. Thi công 2 lớp.
3. Chuẩn bị mặt bằng
– Băm, đục sạch các lớp hồ vữa xi măng, bê tông dư thừa cho trơ ra bề mặt bê tông kết cấu bằng các dụng cụ cầm tay: búa băm, búa đục, mũi đục nhọn.
– Bề mặt bê tông phải đặc chắc, không khuyết tật, tương đối bằng phẳng, không có sắt thép lồi, không bị nhiễm các chất làm bẩn bề mặt như dầu nhờn, mảng bám, không bị đọng nước.
– Dọn vệ sinh sạch sẽ bụi đất trên toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng chổi, cọ quét hay máy thổi cầm tay hay máy hút bụi công nghiệp.
– Đối với bề mặt kim loại phải sạch gỉ sét, hoặc các tạp chất khác như bụi, nước.
– Xử lý chống thấm cổ ống bằng vữa không co DC® Grout M60 kết hợp với phụ gia kết nối DC® Latex TH.
– Xử lý các lỗi khiếm khuyết trên bề mặt sàn, tường bê tông và bo ghém góc chân tường bằng hỗn hợp vữa trộn phụ gia DC® Latex TH.
4. Dụng cụ thi công
Cây gạt | Chổi sơn | Ru lô | Máy thổi bụi |
Một số dụng cụ sử dụng thi công
5. Thi công
♦ Pha trộn vật liệu:
– DC® EP Primer và DC® Epotar FN được đựng trong thùng có chia tỷ lệ trước để trộn hoàn chỉnh. Khuấy từng thành phần riêng biệt trước khi trộn với nhau để đảm bảo phản ứng hoàn toàn.
– GPS® EP Primer: Đánh trộn thành phần A trong vòng 2 – 3 phút, sau đó đổ từ từ thành phần B vào và khuấy đều với tốc độ chầm (300 – 400 vòng/phút) trong vòng 2 – 3 phút đến khi vật liệu đạt được độ đồng nhất đúng yêu cầu. Tỷ lệ trộn A : B = 1 : 1 theo khối lượng.
– DC® Epotar FN: Hai thành phần A và B phải được trộn kỹ theo đúng tỷ lệ bằng cánh khuấy tốc độ chậm (300 – 400 vòng/phút). Thời gian trộn tối thiểu là 3 phút nhưng có thể trộn lâu hơn cho đến khi đạt được độ đống nhất đúng yêu cầu. Để vật liệu trong khoảng 5 phút và trộn lại trước khi thi công. Tỷ lệ trộn A : B = 4 : 1 theo khối lượng.
– Lưu ý: Sơn đã pha nên được sử dụng trong vòng 30 phút sau khi pha.
♦ Thi công:
– Độ ẩm nền < 6%, nhiệt độ nền 7 – 350C, độ ẩm không khí tối đa 80%, độ điểm sương tối thiểu trên bề mặt là 30C.
– Dùng cọ cứng hoặc ru lô thi công lớp lót DC® EP Primer trực tiếp lên bề mặt bê tông với mật độ 0,1 ÷ 0,2kg/m2.
– Dùng con lăn, chổi hoặc máy phun thi công lớp phủ thứ nhất DC® Epotar FN (sau khi lớp lót khô khoảng 4 – 6 giờ) lên trên bề mặt lớp lót với mật độ 0,3 ÷ 0,4kg/m2/lớp.
Hình ảnh minh họa thi công lớp phủ thứ nhất
– Sau khi quét lớp phủ thứ nhất xong thì tiến hành dán 1 lớp lưới thuỷ tinh vào góc chân tường để gia cường, kích thước sàn x vách: 100x150mm.
– Dùng con lăn, chổi hoặc máy phun thi công lớp phủ thứ hai DC® Epotar FN sau khi lớp phủ thứ nhất khô bề mặt (khoảng 4 giờ phụ thuộc mặt thoáng) với mật độ 0,3 ÷ 0,4kg/m2/lớp theo chiều vuông góc với lớp thứ nhất để đảm bảo bề mặt được phủ lớp chống thấm dày, đều và không có lỗ chân kim trên bề mặt sàn, vách.
– Lưu ý: Nếu thi công lớp phủ thứ 2 chậm tiến hành xả nhám vệ sinh sạch trước khi thi công lớp thứ hai.
Hình ảnh minh họa thi công lớp phủ thứ hai
♦ Kiểm tra và Test nước nghiệm thu:
– Sau thời gian thi công lớp phủ thứ hai khoảng 24 giờ, tiến hành bơm nước thử thấm. Bơm nước đến độ cao thiết kế, theo dõi trong thời gian 72 giờ bằng biện pháp quan trắc đã được phê duyệt, tiến hành tháo nước, nghiệm thu và chuyển giao giai đoạn.
♦ Hình vẽ minh họa chống thấm bể XLNT, bể tự hoại: