TĂNG CỨNG VÀ PHỦ BÓNG BỀ MẶT SÀN BTCT BẰNG LIQUID HARDENER

1. Vị trí thi công
– Thi công dung dịch tăng cứng sàn tầng hầm.

2. Vật liệu sử dụng
– Lớp tăng cứng: DC® Liquid H – Dung dịch tăng cứng bề mặt bê tông.
– Lớp phủ bóng: DC® Liquid F – Dung dịch tăng cứng phủ bóng.
a. Đặc điểm kỹ thuật vật liệu
DC® Liquid H là một hỗn hợp tăng cứng gốc silicat nhằm cải thiện khả năng chống trầy xước và mài mòn bê tông. Sản phẩm có tác dụng chuyển đổi những thành phần yếu của bê tông (Canxi hydroxit) sang tinh thể khoáng cứng (Canxi silicat hydrat) và lấp đầy lỗ rỗng trong bê tông, được thiết kế sử dụng trong quá trình đánh bóng, làm bê tông cứng và nhẵn hơn sau mỗi lần phủ, có thể dùng như lớp màng chống bụi có tính kinh tế cao và là giải pháp tăng cứng cho sàn bê tông chuyên nghiệp.

DC® Liquid H
Dung dịch tăng cứng bề mặt bê tông.

– Vật liệu được dùng làm lớp phủ hoàn thiện cho sàn tầng hầm và trung tâm thương mại, Nhà máy sản xuất, Kho hàng, các siêu thị lớn,… với những ưu điểm: Tăng độ cứng và khả năng chống mài mòn, ngả màu của sàn bê tông; Ngăn bám bụi, bảo vệ màu bê tông; Dễ thẩm thấu, không đòi hỏi công tác chuẩn bị phức tạp khi thi công như các chất tăng cứng gốc sodium silicat; Sản phẩm gốc nước, không VOC và thân thiện với môi trường.
DC® Liquid F là một lớp màng bảo vệ có tính thẩm thấu và thoát khí cho sàn bê tông, nâng cao tính chống thấm, kháng lại dầu mỡ và các vết bẩn. Sản phẩm được thiết kế dành riêng cho sàn bê tông đã đánh bóng tới lưỡi đầu số #1500 (hoặc cao hơn) và các sàn bê tông có độ nhẵn cao như gạch xi măng ở Việt Nam.
– Vật liệu được dùng làm lớp phủ hoàn thiện cho sàn tầng hầm và trung tâm thương mại, Nhà máy sản xuất, Kho hàng, các siêu thị lớn,… với những ưu điểm: Tăng độ cứng và khả năng chống mài mòn, ngả màu của sàn bê tông; Làm nổi bật màu sắc của sàn bê tông; Mang lại vẻ đẹp sáng bóng lâu dài cho bề mặt, dễ lau chùi vệ sinh; Vật liệu là hóa chất gốc nước, không độc hại, không nguy hiểm và tuân thủ các quy định về VOC trên toàn thế giới.  
b. Thông số kỹ thuật vật liệu

 GPS® Liquid H:

 

 

– Đóng gói/dạng/màu sắc

:

25kg/lít. Chất lỏng/Không màu

– Thành phần hoạt tính

:

≥ 25%

– Tỷ trọng

:

1,05 ÷ 1,28g/cm3

– Độ pH

:

10,8 ± 1

– Tỷ lệ bao phủ thông thường

:

10 – 12m2/kg/1 lớp

 GPS® Liquid F:

 

 

– Đóng gói/dạng/màu sắc

:

25kg/lít. Chất lỏng/Không màu

– Thành phần hoạt tính

:

≥ 12%

– Tỷ trọng

:

1,02 ÷ 1,10g/cm3

– Độ pH

:

10,5 ± 1

– Tỷ lệ bao phủ thông thường

:

40 – 50m2/kg/1 lớp

c. Định mức sử dụng
– Lớp tăng cứng: DC® Liquid H: 10 – 12m2/kg/1 lớp. Thi công 2 – 3 lớp.
– Lớp phủ bóng: DC® Liquid F: 40 – 50m2/kg/1 lớp. Thi công 1 lớp.

3. Chuẩn bị mặt bằng
– Sàn bê tông mới: Bề mặt bê tông phải không bị tách nước, đủ cường độ để chịu được các công tác hoàn thiện, đảm bảo bề mặt bê tông đủ độ cứng để công nhân có thể đi lại mà không để lại dấu chân thì có thể tiến hành thi công trực tiếp.
– Sàn bê tông cũ: Bề mặt bê tông phải chắc, nhám, sạch, không bám tuyết, bụi xi măng, bề mặt không đọng nước, dầu mỡ, các lớp sơn phủ, các vật liệu lỏng lẻo bám trên bề mặt và các chất vấy bẩn khác.
– Thu dọn đồ đạc, xà bần, rác, hoặc những vật dụng khác gây cản trở quá trình thi công đánh bóng sàn bê tông (nếu có).

4. Dụng cụ thi công
– Máy mài sàn chuyên dụng 10hp, 15hp, 20hp, …
– Máy hút bụi, hút nước.
– Máy vệ sinh công nghiệp, máy chà sàn, …
– Đĩa mài mịn bề mặt bê tông Pad #30, #50, #100, 200.
– Mài tạo bóng sàn bằng máy mài sàn công nghiệp với đĩa Pad #400, #800, #1500
– Máy hóa chất.

 

  Máy mài sàn

Máy chà

       Máy hút bụi

Máy phun hóa chất

 

5. Thi công
a. Vệ sinh bề mặt trước khi thi công
– Sàn bê tông mới: Bê tông mới đổ sẽ không cần chuẩn bị bề mặt nếu thi công tăng cứng Hardener dạng lỏng như một lớp bảo dưỡng cho bê tông. Nếu bề mặt xử lý sau khi tháo ván khuôn thì phải vệ sinh sạch chất bôi trơn khuôn và các chất bẩn trên nền sàn.
– Sàn bê tông cũ:
+ Thi công keo trám khe co dãn nhiệt trước khi thi công tăng cứng Hardener dạng lỏng.
+ Hút sạch bụi và dùng nước rửa sạch các chất bẩn trên nền bê tông rồi để khô nền sàn hoàn toàn.
+ Vệ sinh công nghiệp tất cả các lớp phủ như sơn, chất bảo dưỡng bằng hóa chất chuyên dụng,… sẽ làm ảnh hưởng đến độ thẩm thấu của vật liệu.
+ Nếu sử dụng hóa chất tẩy rửa để vệ sinh làm sạch sơn thì sau đó phải rửa sạch và trung hòa bề mặt trước khi thi công tăng cứng Hardener dạng lỏng.
+ Máy vệ sinh công nghiệp gắn bàn chải cứng, bàn chải mềm là dụng cụ thích hợp để làm sạch bề mặt.
+ Bảo vệ các bề mặt kính, gạch, cửa bằng giấy bao che hoặc ni lông dán để không bị dính vật liệu trong lúc thi công, nếu bị rơi vãi liệu thì dùng nước rửa sạch trước khi vật liệu khô cứng.

b. Thi công mài thô bề mặt sàn bê tông
– Vệ sinh toàn bộ bề mặt, dùng máy mài (Pad #30, Pad #50) mài thô bề mặt loại bỏ mảng bám, các tạp chất khác. Tùy theo yêu cầu bề mặt có thể mài đến lớp hạt đá trên mặt sàn.
– Vệ sinh, xử lý lỗ mọt, lỗi bê tông trên sàn bằng vữa xử lý chuyên dụng mác cao.

Hình ảnh minh họa mài vệ sinh sàn

– Vệ sinh, xử lý lỗ mọt, lỗi bê tông trên sàn bằng vữa xử lý chuyên dụng mác cao.

Hình ảnh minh họa trám vá bề mặt sàn

– Sau khi xử lý bề mặt bê tông 2 – 3 ngày, tiến hành đánh bóng mặt sàn với từng cấp độ đĩa mài tăng dần Pad #100, Pad #200, Pad #400 tùy theo yêu cầu bề mặt có thể mài đến lớp hạt đá trên mặt sàn.
– Vệ sinh lại bề mặt, lau sạch bụi trước khi thi công DC® Liquid H.

Hình ảnh minh họa mài bóng sàn và vệ sinh bề mặt

c. Thi công phun GPS®Liquid H
– Sau khi vệ sinh bề mặt, tiến hành thi công lớp DC® Liquid H bằng bình phun và thanh gạt nước, định mức 10 – 12m2/kg (có thể thi công 2 – 3 lớp, thời gian cách nhau khoảng 30 – 60 phút).
– Chờ cho lớp DC® Liquid H khô hoàn toàn, thẩm thấu vào bề mặt sàn bê tông. Sử dụng máy đánh bóng sàn chuyên dụng, đánh bóng hoàn thiện bề mặt với đĩa mài Pad #400, Pad #800, Pad #1500 hoặc cao hơn.
– Sau khi kết thúc công đoạn đánh bóng, tiến hành vệ sinh sạch bề mặt sàn.

Hình ảnh minh họa phun DC® Liquid H

d. Thi công phun DC®Liquid F
– Sau khi vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn bề mặt bê tông, dùng bình xịt hoặc máy phun sương xịt đều dung dịch DC® Liquid H, định mức 40 – 50m2/kg.
– Đợt bề mặt bề mặt khô ráo, sử dụng máy và Pad đánh bóng chuyên dụng tốc độ cao (1500 – 2100 vòng/phút) để đẩy nhanh tính phản ứng và tăng độ bóng cho sàn.

e. Bảo dưỡng
– Sàn có thể đi lại sau 30 phút thi công. Hạn chế lưu thông nhiều trong vòng 24h kể từ khi thi công. Tránh tiếp xúc với nước trong 24h đầu.
– Trong giai đoạn đầu, mặt sàn mới được bảo vệ bằng Liquid Hardener nếu có sự cố tràn dầu và các hóa chất hay dung dịch khác gây ảnh hưởng lên mặt sàn, mặt sàn cần được tiến hành vệ sinh ngay lập tức.
– Trên sàn sử dụng máy xoa nhẵn, độ bóng sẽ xuất hiện nhanh hơn các khu vực khác. Để đạt được tính năng tốt nhất của Liquid Hardener, nên rửa sàn thường xuyên trong vòng 6 tháng đầu tiên với máy chà sàn liên hợp. Với sự vệ sinh thường xuyên, mặt sàn sẽ tiếp tục bóng hơn, cứng hơn và chống bụi hoàn toàn qua thời gian sử dụng.

5. Cấp độ đánh bóng

Cấp độ

Độ Grit

Độ bóng sàn

Bề mặt

Hình ảnh

1

<#400

Không bóng

Bề mặt mờ, không có phản xạ

2

#100÷

#400

Dộ bóng thấp

Bề mặt có hình ảnh phản chiếu nhẹ

3

#800

Độ bóng vừa

Bề mặt có hình ảnh phản chiếu không quá rõ nét

4

>#1500

Độ bóng cao

Bề mặt có hình ảnh phản chiếu rõ nét gần như gương

5. Cấp độ lộ cốt liệu bề mặt
– Bề mặt lộ cát nhé, màu kem (Cream): Bề mặt được mài nhẵn chỉ để lộ cát trong bê tông, bề mặt hoàn thiện này màu kem.
– Bề mặt lộ cát đá muối tiêu (Salt & Pepper): Bề mặt được mài nhẵn, đánh bóng để lộ cốt liệu mịn trong sàn bê tông. Độ sâu đánh thường 1-2mm.
– Bề mặt lộ cốt liệu đá mi nhỏ (Medium Aggregate): Bề mặt lộ cốt liệu vừa, đá mi nhỏ, một vài vị trí lộ cốt liệu lớn. Độ sâu đánh thường 2-3mm.
– Bề mặt lộ cốt liệu đá lớn (Large Aggregate): Bề mặt được mài đánh bóng đến lớp cốt liệu đá lớn trong bê tông. Độ sâu đánh thường 5-7mm.

Hình ảnh minh họa hoàn thiện mặt sàn bằng Liquid Hardener

DCCONS

Avatar photo
DCCONS

Leave a Comment